Nhanh và chậm

Nhanh và chậm

Bồi thường bảo hiểm: rất lâu

1. Đầu năm 2013, CTCP Dịch vụ thương mại và du lịch Trung ương (Công ty Thương mại) thuê Công ty Vũ Gia Nguyên vận chuyển 870 tấn hàng bằng đường thủy từ cảng Nhà máy Xi măng Hạ Long (Quảng Ninh) đến cảng sông Hàn (Đà Nẵng).
Công ty Thương mại mua bảo hiểm cho số hàng hóa này tại Bảo hiểm Hàng không và Công ty Vũ Gia Nguyên mua bảo hiểm trách nhiệm tại Bảo hiểm Xuân Thành, Công ty Hợp Thành là đơn vị cho Công ty Vũ Gia Nguyên thuê tàu.
Khi tàu gần đến Đà Nẵng thì gặp mưa to, gió lớn, sóng mạnh lên bất thường làm gãy một phần be mạn trái phía mũi tàu, gãy giá đỡ nêm bạt hầm hàng, gãy ống thông hơi. Tổng số thiệt hại được xác định là hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khi Công ty Thương mại đòi bồi thường thì bên vận chuyển là Công ty Vũ Gia Nguyên từ chối, vì cho rằng đây là sự cố bất khả kháng.
Vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án và sau 2 cấp xét xử, vào cuối năm 2013, Công ty Thương mại mới đạt được bản án có hiệu lực pháp luật. Theo đó, cấp phúc thẩm xác định sự cố gió mạnh lên cấp 5, sóng mạnh không phải là sự cố bất khả kháng và buộc đơn vị vận chuyển phải bồi thường. Như vậy, trong tranh chấp có liên quan đến 2 nhà bảo hiểm, chỉ còn một bên với bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu.

Ngay sau khi có những thông tin ban đầu về sự cố tàu Vinalines Queen, PVI đã liên hệ với Vinalines đề nghị được chia sẻ và hỗ trợ các  gia đình thuyền viên gặp nạn

2 Nhưng có lẽ thời gian một năm cho tranh chấp liên quan bảo hiểm có thể vẫn còn là khá nhanh.
Trận mưa to gây ngập lớn ở Hà Nội vào tháng 7/2012 đã khiến một chiếc Mercedes Benz 550 chết máy giữa phố Lý Thường Kiệt. Chiếc xe này đã được mua bảo hiểm tại Bảo hiểm AAA với mức trách nhiệm cao nhất là 4,35 tỷ đồng. Do đó, sau khi xảy ra sự cố, AAA và chủ xe quyết định đưa xe về gara lập biên bản, xem xét tình trạng xe và đưa ra hướng xử lý.
Theo đánh giá của gara sẽ có 2 hướng xử lý, thứ nhất, nếu xử lý theo đúng tiêu chuẩn của Hãng sẽ phải thay mới tổng thành máy với chi phí lên tới 2,1 tỷ đồng. Còn nếu đưa đến gara khác sửa chữa theo hướng hàn block máy (hàn bên ngoài đại lý của Mercedes Benz), chi phí sẽ thấp hơn, nhưng không có bảo hành, không theo đúng tiêu chuẩn của Hãng. Tất nhiên, khách hàng không chấp nhận hướng sửa chữa này, bởi theo hợp đồng bảo hiểm, thì AAA phải chịu trách nhiệm bồi thường theo tiêu chuẩn của Hãng Mercedes.
Không đạt được sự thống nhất về bồi thường, các bên đã mời cơ quan giám định của Bộ Công an. Kết quả giám định cho thấy, nguyên nhân tổn thất là do xe đi vào vùng ngập nước, nước vào xi lanh trong khi động cơ vẫn đang hoạt động dẫn đến hư hỏng và không đủ cơ sở đưa ra kết luận xe được khởi động lại sau khi chết máy. Điều đó có nghĩa, thiệt hại nằm trong phạm vi bảo hiểm.
Không muốn bồi thường hơn 2 tỷ đồng khi chỉ thu được 83,7 triệu đồng phí bảo hiểm, AAA đã mời thêm giám định độc lập Crawford và kết quả giám định là: thiệt hại của động cơ là do thủy kích làm chết máy trong vùng ngập nước, sau đó động cơ được khởi động lại khiến tay biên bị gãy, thuộc trường hợp ngoại trừ. Bảo hiểm AAA chỉ có trách nhiệm bồi thường 48,3 triệu đồng.
Cuối cùng, hai bên đưa nhau ra tòa án để giải quyết. Ở cấp sơ thẩm, AAA đề nghị tòa sơ thẩm trưng cầu giám định lại, nhưng không được chấp nhận và quyết định kết quả giám định của Bộ Công an được xem là bắt buộc với cả hai bên. Như vậy, AAA bị buộc bồi thường cho khách hàng 2,74 tỷ đồng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn chưa nhận được tiền bồi thường bởi AAA kháng cáo.
Đến tháng 1/2014, bản án phúc thẩm mới sửa án sơ thẩm, chấp nhận đơn khởi kiện của chủ xe và chỉ sửa phần miễn thường 3 triệu đồng.
Như vậy, gần 2 năm kể từ sau sự kiện bảo hiểm, khách hàng mới đạt được bản án có hiệu lực pháp luật để buộc nhà bảo hiểm phải bồi thường dù chưa tính đến thời gian chờ đợi thi hành án. Không chỉ thế, trong thời gian giải quyết tranh chấp, chiếc xe không thể sử dụng, bởi phải giữ nguyên hiện trạng chờ phán quyết của tòa.

3 Thế nhưng, còn rất nhiều tranh chấp bảo hiểm đã không kết thúc ở cấp phúc thẩm, mà còn kéo dài nhiều năm với nhiều phiên tòa. Không phải do DN bảo hiểm cố ý mà vấn đề xác định nguyên nhân thiệt hại vô cùng khó khăn.
Tháng 12/2003, Bảo hiểm PJICO ký hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo hiểm “mọi rủi ro thân tàu”, bảo hiểm mọi rủi ro chiến tranh, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu cho tàu Trung Dũng 17 với Công ty TNHH Vận tải biển Trung Dũng. Bên được bảo hiểm là Công ty cho thuê tài chính I thuộc Agribank, đơn vị cho Công ty Trung Dũng thuê tàu. Thời hạn bảo hiểm là 36 tháng, giới hạn bảo hiểm là 1 tỷ đồng. Công ty Trung Dũng đã nộp đủ phí bảo hiểm và được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm.
Đến tháng 7/2005, tàu Trung Dũng 17 rời cảng Sài Gòn đến cảng Hải Phòng. Khi đến vùng biển Phú Yên thì xảy ra tai nạn đâm va với một tàu khác.
Cảng vụ Quy Nhơn đã đưa ra kết luận về vụ tai nạn như sau: nguyên nhân trực tiếp là do hai tàu đã tổ chức cảnh giới không tốt, không xác định được có nguy cơ va chạm, nên không tránh va đúng quy tắc; nguyên nhân gián tiếp là do tàu Trung Dũng 17 bố trí sỹ quan boong có bằng cấp không phù hợp với tàu.
Phía Công ty Trung Dũng đã nhiều lần yêu cầu PJICO bồi thường, nhưng nhà bảo hiểm này từ chối. Sau một năm kể từ khi xảy ra tai nạn, không thể thỏa thuận với PJICO về bồi thường, Công ty Trung Dũng đã đệ đơn khởi kiện. 
Đến năm 2007, ở cấp sơ thẩm, bản án chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty Trung Dũng và Công ty Cho thuê tài chính I - Agribank, buộc PJICO phải bồi thường.
Không chấp nhận kết quả này, PJICO kháng cáo và bản án phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của nhà bảo hiểm, sửa án sơ thẩm, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tháng 8/2009, Viện trưởng Viện KSND tối cao ra quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm.
Hai năm sau, tại Quyết định giám đốc thẩm số 11/2011/KDTM-GĐT ngày 17/8/2011, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cáo đã quyết định hủy án phúc thẩm, giao tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội xét xử lại.
Như vậy, trong vụ án này, nguyên đơn đã phải chờ đợi 6 - 7 năm kể từ ngày tai nạn xảy ra để có được quyết định chung thẩm.
Nhưng đây không phải là ví dụ duy nhất về hành trình ròng rã đòi bồi thường của khách hàng. Chỉ nhìn qua những vụ án được các cơ quan tiến hành tố tụng rút ra để làm kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng sẽ thấy, số lượng các vụ án phải trải qua cấp giám đốc thẩm để rồi xét xử lại không ít. Và trong thời gian đó, khách hàng cứ “dài cổ”… chờ.

 
Nguồn: website Đầu tư chứng khoán ngày 12/06/2014
 
Nếu gặp khó khăn trong việc đòi quyền lợi bảo hiểm chính đáng của mình, hãy liên hệ với Claimgood - Tư vấn đòi bồi thường bảo hiểm theo thông tin sau:
Hotline: 0917104004
E-mail:
[email protected]
hoặc: [email protected]

Tin Liên Quan

Quy trình bồi thường, ai phải theo?

Quy trình bồi thường, ai phải theo?

Nếu quy trình này không phù hợp với các quy định pháp luật thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?...
Giăng bẫy trong hợp đồng bảo hiểm?

Giăng bẫy trong hợp đồng bảo hiểm?

Bà N.T.L.Th (Hà Nội) mua bảo hiểm Viên mãn trọn đời - cho em của Manulife đã bị từ chối chi trả quyề...
Tuyệt vọng vì bị “câu giờ”

Tuyệt vọng vì bị “câu giờ”

Sự việc của siêu thị Hoàn Mỹ với MIC một lần nữa làm xấu đi hình ảnh của ngành kinh doanh bảo hiểm v...
Số điện thoại